Đây là bài ảnh sưu khảo của
Thầy Tân Văn Công. Thầy cũng là một nhà văn miền Nam xuất thân từ trường trung
học Nguyễn Đình Chiểu. Xin các bạn hãy trở lại quá khứ để cùng chung ôn lại
những hình ảnh cũ xưa của trường học chúng ta.
MỘT ĐỜI NGƯỜI-MỘT NGÔI TRƯỜNG-MỘT CHẶNG ĐƯỜNG
Mặc Nhân TVC.
Để tưởng nhớ quí Hiệu trưởng đã quá vãng.
Kính tặng quí Hiệu trưởng Lâm Văn Bé, Trần
Thanh Thuỷ
Khi các bạn đọc những dòng chữ nầy và khi các bạn nhìn vào các hình ảnh nầy thì đây chỉ còn là những dòng chữ ghi làm kỷ niệm, chỉ là những hình ảnh lưu trong ký ức vì các bạn sẽ không còn nhìn thấy trên thực tế, trong quảng đời còn lại của các bạn ngôi trường thân yêu. Ngôi trường mà các bạn từ thuở thiếu thời, đã coi là ngôi nhà thứ hai của mình, mà các bạn đã thương yêu, đã lưu luyến. Nơi mà các bạn cùng với các bạn mình, nuôi rèn chí lớn để mơ một ngày trở thành một chàng trai đất Việt.
Nếu ta biết vào năm 1879, có những viên gạch, những miếng ngói đầu tiên để xây dựng một ngôi trường, thì một trăm ba mươi ba năm sau, năm 2012 theo luật đào thải, những viên gạch đó những miếng ngói đầu tiên đó cũng được giở đi, để bắt đầu cho công cuộc xây cất một một ngôi trường mới lớn hơn, đẹp hơn...Tôi viết điều nầy không chỉ vì tình cảm suôn của một tấm lòng hoài cổ, như tâm trạng một người phá bỏ ngôi nhà lá cũ để xây cất một ngôi nhà ngói mới, mà vẫn ngậm ngủi nhìn những vật đã từng gắn bó với mình, nay mãi mãi mất đi, chỉ còn là một hình ảnh mơ hồ trong kỷ niệm khó quên.
Mà thực ra hơn như vậy, vì trong tâm khảm của những người đã từng có một thời gian mài đũng quần trên những chiếc băng cây cứng ngắc, ngơ ngác khi lần đầu tiên bước chân vào ngôi trường, và ngậm ngùi khi vào một mùa hè cuối cấp,nói lời giã biệt với Thầy Cô, với bạn bè kể cả với ngôi trường.Ngoài ra,nơi đây ta không thể quên những Thầy Cô đã ngày ngày trên bục giảng, với tất cả lòng nhiệt huyết, mong trao cho học trò mình những kiến thức để chúng vào đời và giảng dạy điều hay lẽ phải, để chúng thành người. Thì chuyện quên một ngôi trường như vậy, trong một sáng một chiều là không thể.
Thôi thời chúng ta mượn hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan mà tỏ bày tâm sự: Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Xin mời các bạn lần giở trang sử xây cất của ngôi Trường Nguyễn Đình Chiểu bằng hình ảnh của ngôi trường thân yêu, để tìm hiểu, để thương nhớ, để ghi ơn. Và hãy cầu mong sao cho ngôi trường Nguyễn Đình Chiểu cất lại nầy,với cơ sở vật chất tối hơn, qui mô hơn, đẹp đẽ hơn...tiếp tục truyền thống của một ngôi trường mang tên một nhà thơ, một nhà giáo, một thầy thuốc, đó là Nguyễn Đình Chiểu, một người suốt đời chỉ biết lấy Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín làm phương châm xử thế.
Trường sở qua hơn 135 năm phát triển
KIẾN TRÚC QUA CÁC THỜI KỲ
CHƯƠNG I: Cổng trường
CHƯƠNG II: Trường sở
CHƯƠNG III: Tượng kỷ niệm
I.CỔNG TRƯỜNG
Năm 1879. Ngôi trường đầu tiên xây cất lệch về
hướng Đông trên thửa đất 2,50 hecta, nên cổng trường đầu tiên nhìn ra Avenue
d’Ariès (đường Lê Lợi)
Hai bên cổng là hai ngôi nhà:
1.Nhà ở của người Gát cổng (Conciergerie)
2. Nơi phụ huynh đến thăm học sinh nội trú (Parloir)
Năm
1957. Cổng trường dời về đường Hùng Vương
Cổng nhìn từ đường Hùng Vương
Cổng nhìn từ trong trường
II.
TRƯỜNG SỞ QUA CÁC ĐỢT XÂY CẤT
1.
NĂM 1879. XÂY CẤT ĐẦU TIÊN
Đợt 1.-
8 phòng. Một dãy phòng trệt, Mặt tiền hướng ra đường Lê Lợi trước
là Avenue d’Ariès
Đợt 2.-16 phòng. Một dãy lầu Sắt (gọi là sắt nhưng sườn bằng gang) dùng làm phòng học, phòng ngủ cho học sinh nội trú, có lúc vì quá cũ, bỏ phế được gọi là "lầu Dơi"
2. NĂM 1919.
XÂY CẤT LẦN 2
Hai dãy lầu theo lối kiến trúc Roma được sửa đổi thích nghi với khí hậu nhiệt đới còn gọi là lối kiến trúc thuộc địa (style colonial). Khi cất 2 dãy lầu nầy, giải toả đoạn đường Filippini chạy ngang trường. Đoạn đường nầy bây giờ là đường Huỳnh Tịnh Của Phường 7.
a. DÃY LẦU BẮC
Mặt tiền hướng vào sân trường, mặt hậu là đường số 10 sau đó đổi lại là đường Maréchal Foch, vào năm 1939 là Thống Chế Pétain, rồi năm 1945 Albert Buissière. Cho đến năm 1956 gọi là đường Ngô Quyền.
b. DÃY
LẦU NAM
Mặt tiền hướng vào sân trường. Mặt hậu là đường số 6, sau đổi lại là Rue des Landes. Năm 1956 được mang tên Lê Đại Hành đến bây giờ
VÀI CHI
TIẾT ĐẶC THÙ TRONG XÂY CẤT
Hành lang rộng (Véranda, couloir)
Nhà cầu che mưa (préau,passage)
Nhà Ông Hiệu Trưởng trường trung học NĐC
3. NĂM 1956. XÂY CẤT (NỚI RỘNG) LẦN 3
Dưới thời thầy Hiệu trưởng Phạm
Văn Lược gồm 10 phòng.
Nối dài dãy lầu Nam về hướng tây.
Mặt tiền
hướng vào sân trường. Mặt hậu là đường Lê Đại Hành.
4. NĂM 1969. XÂY CẤT (NỚI RỘNG) LẦN 4
Dưới thời thầy hiệu trưởng Phan văn Huấn xây thêm 10 phòng.
Nối dài dãy lầu Bắc về hướng tây, mặt tiền hướng về sân trường.
Mặt hậu là người đường Ngô Quyền
5. NĂM 1971. XÂY CẤT (NỚI RỘNG) LẦN 5
Dưới thời thầy Hiệu trưởng Lâm Văn Bé dãy lầu cất thêm 10 phòng.
Nối tiếp dãy lầu Bắc nới rộng năm 1969 thành vuông góc.
Mặt tiền hướng vào sân trường, mặt hậu hướng tây đường Hùng Vương.
6. NĂM 1973. XÂY CẤT (NỚI RỘNG) LẦN 6
Dưới thời thầy Hiệu trưởng Lê Kiêm Hải, xây cất thêm 10 phòng.
Nối tiếp dãy lầu Nam nới rộng năm1957 thành vuông góc.
Mặt tiền hướng vào sân trường, mặt hậu hướng tây là đường Hùng Vương.
NĂM 1974. CẤT LẠI DÃY “LẦU DƠI”
Công trình xây cất trong hai giai đoạn 1974-1976 (Trước, sau 1975)Sau lễ Kỷ niệm lần thứ 95 ngày thành lập trường 17.3.1974, công trình tái tạo dãy lầu Sắt – lầu Dơi – được qui hoạch với mô hình hiện đại do Kiến trúc sư Phạm Văn Thâng, nguyên cựu học sinh trường thiết kế. Ngân quỹ do Hội Phụ huynh học sinh trường, có sự đóng góp của các cựu học sinh, các ân nhân. Công trình khởi công vào cuối năm 1974 được tiếp tục vào năm 1975. Do thiếu ngân quỹ nên công trình chỉ hoàn thành một phần như ngày nay.
SAU ngày 1 tháng 5 năm 1975
NĂM 2012. CẤT LẠI TOÀN THỂ NGÔI TRƯỜNG
Dưới thời thầy Hiệu trưởng Trần Thế Ngọc
Chương trình qui hoạch tái tạo lại
toàn thể ngôi trường
Mô
hình tái tạo tổng thể
ĐỢT I
Dãy lầu bị đập phá chỉ còn lại mãnh đất
Dãy lầu nam đang xây cất
Dãy lầu Nam. Hoàn tất vào ngày 17-3-2014
II. TƯỢNG CỤ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Trong 2 giai đoạn
Xây dựng vào năm 1974
Tượng được thay thế năm 2009
Sưu tầm
Mặc Nhân TVC